Hội chứng ruột kích thích – triệu chứng, nguyên nhân và điều trị với nghệ vàng

Theo khảo sát tại bệnh viện Bạch Mai, năm 2004, trong các bệnh tiêu hóa, bệnh lý ống tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất, trong nhóm bệnh lý đại trực tràng và hậu môn, Hội chứng ruột kích thích chiếm tới 83,38%. Hội chứng ruột kích thích không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, bệnh kéo dài làm người bệnh luôn lo lắng căng thẳng mất ngủ, luôn luôn lo sợ bị các bệnh hiểm nghèo khác của ruột.

Hội chứng ruột kích thích, tiêu hóa, đại tràng, táo bón, tiêu chảy, tinh bột nghệ, nghệ vàng, bột nghệ, tinh bot nghe, bot nghe, nghe vang, hoi chung ruot kich thich

Nghệ vàng giúp hỗ trợ điều trị Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (irritable bowel syndrome): là một loại bệnh lý đặc trưng bởi các rối loạn chức năng của ống tiêu hóa với biểu hiện chủ yếu ở đại tràng, tái phát nhiều lần mà không tìm được các thương tổn về giải phẫu, cấu trúc, sinh hóa ở ruột. Hội chứng này còn có nhiều tên gọi khác như bệnh đại tràng chức năng, viêm đại tràng co thắt; do bệnh biểu hiện các triệu chứng từng đợt lúc nặng lúc nhẹ nên trước kia còn gọi là viêm đại tràng mạn tính. Nhưng hầu hết những tên gọi này đều không đúng, vì nó không dẫn đến viêm và không nên lẫn lộn với những rối loạn khác, như viêm loét đại tràng.

Hiện nay, cơ chế điều hòa các hoạt động của ruột đã được làm sáng tỏ thông qua vai trò của hệ thống thần kinh trung ương phối hợp với hệ thống thần kinh tại ruột (trục não – ruột).

Triệu chứng Hội chứng ruột kích thích

Bệnh biểu hiện rối loạn trên toàn bộ ống tiêu hóa nhưng triệu chứng của bệnh thể hiện ở dạ dày và chủ yếu là ở đại tràng. Vì vậy, đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất, trong đó thường thấy đau ở vùng hạ vị hoặc hố chậu trái, cũng có thể đau ở bên phải hoặc thượng vị, đau có thể chạy dọc theo khung đại tràng. Mặc dù vậy, triệu chứng quan trọng của Hội chứng ruột kích thích là tình trạng đau quặn bụng, thường di chuyển lúc đau chỗ này, lúc đau chỗ khác. Đôi khi bệnh nhân chỉ có cảm giác khó chịu, nặng tức, ấm ách khó chịu, đầy hơi tập trung chủ yếu ở vùng dưới rốn. Đau bụng hoặc cảm giác khó chịu ở bụng kéo dài từ 12 tuần hoặc trong 12 tháng trước đó, không nhất thiết liên tục.

Các triệu chứng đau quặn bụng, đầy hơi, khó chịu hay xảy ra vào buổi sáng, nhất là sau khi ăn sáng, người bệnh có cảm giác muốn đi đại tiện. Một đặc điểm nổi bật là sau khi đi đại tiện xong, cảm giác khó chịu, đau quặn bụng sẽ hết ngay. Do vậy, nhiều người  rất ngại ăn sáng, nhất là mỗi lúc đi xa.

Ngoài triệu chứng đau quặn bụng, một số bệnh nhân cũng hay bị tiêu chảy, phân lỏng như nước hoặc phân sền sệt, có thể lẫn với chất nhầy, nhưng quan trọng hơn cả là phân không bao giờ có máu. Một số trường hợp đi đại tiện vài lần trong ngày, mỗi lần đi đại tiện không hết phân và vừa đi đại tiện xong lại buồn đi tiếp. Tuy vậy, có một số trường hợp lại bị táo bón thường xuyên có khi một tuần mới đi đại tiện một lần, phân rắn, phải rặn mới đi đại tiện được, thậm chí phải thụt tháo. Trong khi đó, có một số trường hợp thỉnh thoảng lại bị tiêu chảy từng lúc xen kẽ với táo bón.

Ngoài triệu chứng về tiêu hóa, một số bệnh nhân cũng có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ, trầm cảm, đau nhức cơ, hồi hộp, đau tức ngực, cảm giác khó thở. Kèm theo đau quặn bụng là trướng bụng. Trướng bụng là triệu chứng thường gặp. Đặc điểm của trướng bụng trong Hội chứng ruột kích thích là sau ngủ dậy thì không thấy hoặc chỉ bị nhẹ, sau đó tăng dần. Ngoài ra có thể có các triệu chứng như buồn nôn, cảm giác vướng ở họng.

Trái với biểu hiện rầm rộ trên lâm sàng, kết quả các xét nghiệm máu, phân, xét nghiệm mô bệnh học đại tràng hoàn toàn bình thường. Chụp X quang khung đại tràng có thể bình thường hoặc có tăng co bóp nhu động. Nội soi đại – trực tràng hoàn toàn bình thường.

Bệnh thường xuất hiện lần đầu tiên ở người trẻ tuổi, thường là trước tuổi 45.

Nguyên nhân gây Hội chứng ruột kích thích

Mặc dù nguyên nhân thực sự gây Hội chứng ruột kích thích chưa được rõ nhưng có một số yếu tố được cho là có liên quan đến sự khởi phát của hội chứng này:

Một số nghiên cứu cho thấy sau nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, khả năng bệnh nhân bị Hội chứng ruột kích thích tăng lên tới 6 lần.

Các yếu tố gây stress và tâm lý bệnh nhân cũng góp phần đáng kể trong cơ chế bệnh sinh.

Thức ăn không thích hợp với bệnh nhân, thức ăn ít chất xơ cũng hay gây rối loạn chức năng ống tiêu hóa.

Các thương tổn đại tràng sau nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc thức ăn cũng có thể làm tăng tính nhạy cảm của đại tràng gây ra Hội chứng ruột kích thích.

Rối loạn điều hòa nhu động đại tràng của trục não – ruột cũng được cho là có thể gây bệnh.

Các hormon sinh dục nữ tăng cao trong giai đoạn của bệnh lý giải tại sao Hội chứng ruột kích thích xảy ra ở nữ nhiều hơn nam.

Điều trị Hội chứng ruột kích thích

Chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho Hội chứng ruột kích thích. Nhưng có một số phương pháp được cho là có hiệu quả cao khi áp dụng điều trị Hội chứng này.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý giảm triệu chứng Hội chứng ruột kích thích

Điều chỉnh chế độ ăn.

Tránh các loại thực phẩm kích hoạt. Hãy lập một cuốn nhật ký theo dõi các loại thực phẩm bạn đã dùng hàng ngày để xác định những thực phẩm nào gây ra các triệu chứng của bạn. Bạn có thể phải theo dõi những gì bạn ăn trong một tháng hoặc hơn để xác định những loại thực phẩm gây ra các triệu chứng hoặc táo bón hoặc tiêu chảy. Từ đó tìm được một chế độ ăn thích hợp cho bạn.

Khi đang có triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy… nên tránh ăn các thức ăn, nước uống không thích hợp.

Rối loạn tiêu hóa điều trị hiệu quả với tinh bột nghệ vàng

Nên chia làm nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá no.

Không nên ăn các thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi như khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả có nhiều đường (cam, quýt, xoài, mít…).

Tránh các đồ uống nhiều đường và có gas, chất kích thích (rượu, cà phê, gia vị chua cay…), những thức ăn để lâu, bảo quản không tốt. Nếu có tiêu chảy tránh ăn quá nhiều thức ăn có nhiều chất xơ (rau muống, rau cải, dưa…).

Thay đổi lối sống:

Giảm hoặc loại bỏ stress, tăng cường các hoạt động thể chất, tạo một cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thản, luyện tập thói quen đại tiện mỗi ngày một lần, tập khí công, yoga cùng với các phương pháp thư giãn… cũng góp phần đáng kể vào việc làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.

Trầm cảm và nghiên cứu về tác dụng của nghệ vàng chữa trầm cảm

Nghệ vàng giúp hỗ trợ điều trị Hội chứng ruột kích thích

Trong y học cổ truyền Trung Quốc và y học Ayurvedic của Ấn Độ, nghệ vàng được dùng để chữa các bệnh liên quan đến đau bụng. Từ thời xưa, y học cổ truyền phương Đông đã dùng nghệ vàng như thứ thuốc tốt cho việc hỗ trợ tiêu hóa và làm sạch dạ dày. Nghệ vàng có thể được thêm vào thức ăn, kể cả vào cơm hay các món đậu, để cải thiện tiêu hóa và giảm hơi trong đường tiêu hóa.

Mua tinh bột nghệ chữa Hội chứng ruột kích thích ở đâu?

Tinh bột nghệ Thu Hương được sản xuất từ nghệ vàng vùng châu thổ Sông Hồng, là loại nghệ được các nhà khoa của Viện Hàn lâm lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam đánh giá là có hàm lượng curcumin cao nhất nước. Tinh bột nghệ Thu Hương được sản xuất theo phương pháp cổ truyền, trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, đã loại bỏ chất xơ và dầu.

Chúng tôi cam kết sn phm nguyên cht 100%, đảm bo v sinh an toàn thc phm. Sn phm có phiếu kim nghim đạt tiêu chun cht lượng ca Vin Thc phm chc năng và hp chun Vit Nam.

Tinh bt ngh Thu Hương đã đưc Vin Tiêu chun cht lượng Vit Nam cp mã s mã vch.

Tinh bt ngh Thu Hương có dch v chuyn hàng ti tn nhà cho quý khách.

Cam kết nhn li hàng nếu khách hàng không va lòng k c hàng đã dùng ri.

Liên hệ mua tinh bột nghệ: 0904073838 / 043.7841340.

Hội chứng ruột kích thích và câu chuyện dùng tinh bột nghệ vàng

Trong một nghiên cứu năm 2004 của các nhà khoa học  Đại học Reading Anh về tác dụng của nghệ vàng với bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích. Nghiên cứu mù đôi được tiến hành ở 500 bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích tình nguyện cho thấy, khi sử dụng 1 hoặc 2 viên chiết xuất nghệ vàng mỗi ngày trong 8 tuần, sự nghiêm trọng của hội chứng ruột kích thích có dấu hiệu giảm thấy đáng kể, cùng với cải thiện về điểm đánh giá mức độ đau đớn/khó chịu ở bụng (Bundy et al. 2004). Các tác giả đề nghị bệnh nhân bị Hội chứng ruột kích thích dùng 300mg đến 600 mg tinh bột nghệ vàng 4 lần một ngày.

Lưu ý: Sản phẩm hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa của từng người.

DS. Phúc Chính

Bookmark and Share